Chủ nghĩa trọng Âu Trung_Đông

Một số người đã chỉ trích thuật ngữ Trung Đông vì nó hàm ý trọng Âu (Eurocentrism) , có lẽ bởi vì nó do người châu Âu đưa ra. Hiện nay thuật ngữ này được sử dụng bởi những người châu Âu và cả ngoài châu Âu, không giống như thuật ngữ tương đương Mashreq, chỉ được dùng duy nhất trong những bối cảnh ngôn ngữ Ả Rập. Vùng này chỉ là phía đông nếu ta đang đứng ở Tây Âu. Đối với một người Ấn Độ, nó nằm ở phía tây; đối với một người Nga, nó nằm ở phía Nam. Sự miêu tả "giữa" cũng dẫn tới một số nhầm lẫn cùng với sự thay đổi về các định nghĩa. Trước Chiến tranh thế giới thứ nhất, "Cận Đông" được dùng trong tiếng Anh để chỉ vùng BalkansĐế chế Ottoman, trong khi "Trung Đông" để chỉ Ba Tư, AfghanistanTrung Á, Turkistan và vùng Cáp cát. Trái lại, "Viễn Đông" để chỉ các quốc gia Đông Á, ví dụ Trung Quốc, Nhật Bản, Triều Tiên, Hồng Kông, Đài Loan, vân vân. Những người chỉ trích thường đòi sử dụng một thuật ngữ khác để thay thế, ví dụ như "Tây Á".

Với sự biến mất của Đế chế Ottoman năm 1918, "Cận Đông" đã hầu như bị loại bỏ ra khỏi tiếng Anh thông thường, trong khi "Trung Đông" lại thường được dùng để chỉ các quốc gia mới tái xuất hiện trong thế giới Hồi giáo. Tuy nhiên, việc sử dụng "Cận Đông" vẫn được giữ lại trong nhiều môn học hàn lâm, gồm cả khảo cổ họclịch sử cổ đại, nó được dùng để miêu tả một vùng tương tự với thuật ngữ "Trung Đông", vốn không được sử dụng ở đó (xem Cận Đông cổ đại). Vì thế trong những từ ngắn hơn, thuật ngữ "Trung Đông" cũng được sử dụng ở những vùng sử dụng tiếng Anh/Pháp trên thế giới. Tại Đức, thuật ngữ Naher Osten (Cận Đông) vẫn được sử dụng thường xuyên và trong tiếng Nga Ближний Восток (Cận Đông) vẫn là thuật ngữ duy nhất để chỉ vùng này.

Sự chỉ trích chủ nghĩa trọng Âu tất nhiên liên quan tới sự thực rằng 'Đông' và 'Tây' được xác định theo quan hệ với các đường kinh tuyến liên quan tới Kinh tuyến chính hay Kinh tuyết Greenwich và vì thế vốn đã theo kiểu châu Âu. Đây là hậu quả từ việc các tiêu chuẩn của khoa nghiên cứu bản đồ Anh được chấp nhận rộng rãi trên thế giới từ năm 1884 tại Hội nghị kinh tuyến quốc tế.